Background

BÁN HẠT GIỐNG RAU QUẬN 3









THỜI ĐẠI CÔNG NGHỆ, THỜI ĐẠI CỦA SỰ ƯU VIỆT: Như chúng ta đã biết nhân loại hiện nay có nguồn gốc loài vượn cổ, từ thuở xa xưa con người đã biết săn bắt hái lượm để kiếm thức ăn, nguồn thực phẩm chính nuôi sống loài người chính là nguồn rau củ quả trong tự nhiên. Tiến trình phát triển của con người ngày càng cao thì những nguồn rau củ quả mới ngày càng nhiều và được khai thác một cách triệt để. Vào đầu thế kỷ 20 khi mà ông Međen người Tiệp Khắc tìm ra định luật về di truyền học thì ngày càng có nhiều loại rau củ quả mới đươc tìm ra và đưa vào sử dụng cùng với sự đa dạng về chủng loại và năng suất của chúng cũng ngày càng được nâng cao cung cấp cho con người một lượng dồi dào về nguồn lương thực, thực phẩm ngon ngọt. Ngày nay với sự phát triển như vũ bão của Khoa học kỹ thuật và thế kỷ 21 được coi là thế kỷ của Tự động hóa & sinh học thì ngày càng nhiều những giống mới được lai tạo ra có khả năng kháng lại các loại sâu bệnh cao và cho năng suất tối đa nhằm để đáp ứng được nhu cầu vô hạn của loài người. Ở Việt Nam với khí hậu nhiệt đới là căn cơ rất tốt cho sự phát triển của nhiều giống loài động thực vật, đặc biệt là những loài rau củ quả nhiệt đới. Từ thuở sơ khai ông cha ta đã tận dụng và khai thác triệt để và sử dụng chúng như một nguồn thực phẩm chính nuôi sống con người, ngoài ra nhiều trong số chúng được sử dụng làm thuốc trong y học để chữa trị các loại bệnh rất hiệu nghiệm, nhiều loại rau quả là đặc sản của nhiều vùng miền đã trở thành những đặc sản độc đáo thơm ngon của đất Việt xuất ra thị trường thế giới được được bạn bè năm châu đón nhận và tiêu thụ rất mạnh mẽ.Mặt hàng rau củ quả đã trở thành một mặt hàng thực phẩm thiết yếu phục vụ cho quá trình phát triển của Xã hội loài người. Nước  ta đang từng bước trên con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá xây dựng một nền kinh tế mở một cách chậm mà chắc, Tập trung áp dụng công nghệ hiện đại để xây dựng các nhà máy sản xuất lương thực thực phẩm vừa sạch lại có thành phần dinh dưỡng cao tại các khu vực trọng điểm của cả nước, thực sự giờ đây ngành ngoại thương đã và đang từng bước trở thành một nhân tố thúc đẩy sự phát triển của ngành nông nghiệp nói riêng và đất nước nói chung. Qua quá trình nghiệm thu thực tế cho thấy, các mặt mặt hàng và các sản phẩm chế biến từ rau quả, các sản phẩm nông nghiệp đã được sản xuất theo qui trình sạch sẽ an toàn đang là những mặt hàng xuất khẩu mang tính chiến lược thu về nguồn ngoại tệ khổng lồ cho nước ta.Hiện nay phong trào tự trồng rau sạch tại nhà đã không còn xa lạ với người dân thành phố. Tận dụng khoảng trống quanh nhà nhiều chị em đã bỏ chút ít thời gian ra để trồng rau sạch cho mình và người thân sử dụng. Khi trồng vài luống rau sạch cho những người thân mình yêu thương nhất thì vừa cảm thấy thoải mái vừa có rau sạch để dùng và tạo cảnh quang quanh nhà. Cái thú vui tao nhã của người dân thành phố là khi đi làm về ra góc vườn tưới vài luống rau vừa vận động tay chân, nhìn những đám rau xanh ngát mình vừa trồng cảm thấy trong lòng thật nhẹ nhõm và dễ chịu. 




Nước ta hiện nay có gần 414.000 héc ta trồng rau, sản lượng trên 6 triệu tấn/năm với nhiều loại rau nhiệt đới như: cà chua, cải bắp, su hào, súp lơ, dưa chuột , hành tây, khoai tây, sà lách, bầu, bí, cải ngọt, hàng lá,…



Thời điểm hiện nay , người tiêu dùng đã quan tâm nhiều đến vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm bởi nhiều nơi trồng và sản xuất rau bán ra thị trường vẫn còn tồn dư một số chất độc hại trong cây rau như: thuốc bảo vệ thực vật, dư lượng nitrat quá mức cho phép, nồng độ kim loại nặng quá qui định Vệ sinh - An toàn thực phẩm, vi sinh vật có hại do phân hữu cơ chưa được qua xử lí đã đem ra sử dụng để trồng rau củ,…



Thực tại đáng báo động là trên thị trường hiện tại các cơ sở sản xuất rau an toàn cũng chỉ đáp ứng một phần rất nhỏ so với nhu cầu, còn lại vẫn phải mua rau có nguồn gốc xuất sứ không rõ ràng chưa được qua kiểm định. Dân gian có câu “cơm không rau như đau không thuốc” , thiếu rau thì ruột xót nên rau có thể không an toàn nhưng nhiều lúc người tiêu dùng vẫn phải bấm bụng mà mua những bó rau không rõ nguồn gốc về ăn.





Bài học quí báu về sự sáng tạo không ngừng nghỉ của nhân loại: Thực tế mà nói bản thân tôi rất ngưỡng mộ tài năng của người dân Israel, họ chỉ là 1 nước nhỏ ở khu vực trung đông với lượng dân số không bằng 1/10 của nước ta nhưng họ đã sở hữu những thành tựu khoa học kỹ thuật vào loại bậc nhất trên thế giới đặc biệt là về lĩnh vực nông nghiệp của họ phát triển vô cùng mạnh mẽ mặc dù tất cả chúng ta đều biết trong chiến tranh thế giới thì Israel là nước chịu thiệt hại nặng nề nhất bởi nạn tàn sát vô tội vạ người Do Thái của Đức Quốc Xã, giờ đây khi chiến tranh đã qua đi thì hiện tại phần lớn lãnh thổ Israel là sa mạc và núi đá, khí hậu cực kì khắc nghiệt nóng bức và nạn hạn hán xảy ra thường xuyên, nơi các nguồn nước ngầm được cho là thứ gì đó rất xa xỉ đến nổi những bài học đầu tiên của trẻ em nơi đây được truyền đạt trong những ngày đầu chập chững đến trường là phải biết tiết kiệm nước, gần như tất cả các nước thải được sử dụng trong sinh hoạt hằng ngày đều được những bộ máy lọc thải tiên tiến nhất tái tạo thành nước tinh khiết để đem quay trở lại sử dụng, nhưng cũng chính trong cái tình thế éo le này theo ông bà ta có câu “Cái khó nó ló cái khôn “. Từ đây họ đã phát huy mạnh mẽ tinh thần đoàn kết khơi dậy sức mạnh dân tộc cùng nhau xây dựng 1 đất nước như ngày hôm nay với GDP hằng năm bình quân tính trên đầu người khiến mọi lãnh đạo các cường quốc trên thế giới cũng phải thầm nể phục là 38.000đô la/năm, trong đó riêng xuất khẩu nông nghiệp đạt 3.8 tỷ đô la. Hàng năm họ nhập khẩu rất ít các mặt hàng nông sản rau củ quả mà chủ yếu họ tiêu thụ nông sản nội địa, người dân Israel được thưởng thức những mặt hàng nông sản đặc biệt Xanh - Sạch - Đẹp từ các HTX hay các làng nông nghiệp Nông Sản do chính thành tựu khoa học phát triển bậc nhất của họ mang lại,họ tự lai tạo được những giống cây trông đạt năng suất rất cao như giống cà lai F2 đạt 150-170 tấn/ha  Các làng nông nghiệp này sẽ có rất nhiều thành viên tham gia, ở đó mỗi hộ gia đình sẽ có một trang trại công nghệ cao riêng xây dựng theo mô hình nhà kính với vải ni lông trong suốt để có thể dễ dàng điều chỉnh độ ẩm và độ sáng thích hợp với từng loại rau trồng, rất nhiều nhà khoa học làm chủ các trang trại nhờ vậy họ dễ dàng kết nối hiệu quả trong nghiên cứu để ứng vào thực tế phù hợp với trình độ phát triển và tiềm lực sản xuất . và cũng chính họ là những người cung cấp phần nhiều lượng nông sản quốc nội, chúng ta sẽ vô cùng ngạc nhiên và thích thú khi tận mắt nhìn thấy ở nơi đây trên các vùng sa mạc khắc nghiệt, trên những vùng núi đá hiểm trở đất đai khô cằn khí hậu nóng bức mọc lên những cánh đồng xanh mơn mởn ngập tràn đủ các loại rau củ quả ,nào là khoai tây , cà chua,xa lách ,cà ,dưa ,bí..VV..những cánh đồng nho, vải,… bạt ngàn.Gần như hầu hết các loại cây ở đây đều được trồng theo phương pháp áp dụng công nghệ tưới nhỏ giọt. Toàn bộ chất dinh dưỡng nuôi cây được truyền theo vòi dẫn dung dịch tới từng gốc rau mỗi loại cây một lượng khác nhau tùy theo từng loại cây củ quả được áp ụng vi xử lý điều khiển bằng phần mềm điều khiển tự động công nghệ cao sau khi được thu thập đầy đủ thông tin về, đất đai, độ ẩm không khí, tuổi và quá trình sinh trưởng của mỗi loài cây khác nhau. Toàn bộ hệ thống cảm biến điện tử này sẽ tự động đóng mở van khi độ ẩm của đất và rễ cây đạt tới mức độ đã được cài đặt sẵn. Tôi tự đặt ra câu hỏi tại sao 1 nước bị chiến tranh tàn phá dữ dội, điều kiện đất đai khô cằn, khí hậu oi bức, sa mạc bao quanh, quanh năm hạn hán mà họ lại đạt được những thành tựu đáng kinh ngạc đến vậy, đó chính là nhờ tài năng sáng tạo không ngừng nghỉ và tinh thần đoàn kết đặt chỉ tiêu chăm lo phát triển giáo dục và nghiên cứu KH Công nghệ cao làm điều kiện tiên quyết.Cho dù có yêu quí hay không thích chính sách đối ngoại chính trị của giới cầm quyền hiện nay của Israel nhưng phải công nhận 1 điều là họ rất tài năng, quả thật đất nước và con người Israel có rất nhiều điều đáng cho chúng ta phải học hỏi đặc biệt là về lĩnh vực nông nghiệp một trong những lĩnh vực mà nước ta đã được tự nhiên ưu ái cho rất nhiều về vị trí địa lý và điều kiện thổ nhưỡng.














Categories: Share

Leave a Reply